Mẫu quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán mới nhất

Mẫu quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán. Tổng hợp đầy đủ về quy định hiện hành, làm sao cho chặt chẽ và đúng luật?

I. Phạt từ 10-20 triệu đồng nếu không bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm người phụ trách kế toán không đủ tiêu chuẩn.

Căn cứ theo Điều 17, Nghị định số 41/2018/NĐ-CP thì:

Điều 17. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thuê tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán để làm dịch vụ kế toán cho đơn vị mình;

b) Không thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo thời hạn quy định;

c) Không tổ chức bàn giao công tác kế toán khi có thay đổi về người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán;

d) Không thông báo theo quy định khi thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị kế toán; không bố trí người làm kế toán, làm kế toán trưởng hoặc không thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán, làm kế toán trưởng theo quy định;

b) Bố trí người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán;

c) Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;

d) Bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bố trí người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Bố trí người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định;

c) Thuê người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1; điểm b, c khoản 2; điểm b, c khoản 3 Điều này.

 

II. Doanh nghiệp được phép bố trí người phụ trách kế toán tối đa là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 20, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP thì:

1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

Như vậy, doanh nghiệp chỉ được bố trí người phụ trách tối đa là 12 tháng, sau đó phải bố trí người làm kế toán trưởng.

Bài viết hữu ích:

Xem thêm giải pháp tối ưu kho và tích hợp tự động hóa để nâng cao hiệu quả công việc trong doanh nghiệp

 

III. Doanh nghiệp siêu nhỏ có bắt buộc phải bổ nhiệm kế toán trưởng không?

Căn cứ theo Điều 20, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP thì:

2. Phụ trách kế toán:

b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

Như vậy, các doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ cần bố trí người phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Các doanh nghiệp khác phải bố trí kế toán trưởng.

 

IV. Quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của người phụ trách kế toán, kế toán trưởng

Căn cứ theo Điều 21, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP thì:

1. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng.

2. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:

i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;

k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;

l) Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

3. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:

g) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;

h) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.

4. Đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp luật liên quan.

5. Đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc là doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 05 năm.

 

Căn cứ theo Điều 53 & 54, Luật Kế toán 2015 thì:

Điều 53. Kế toán trưởng

4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.

Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;

b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

Bài viết hữu ích:

Xem thêm giải pháp tối ưu kho và tích hợp tự động hóa để nâng cao hiệu quả công việc trong doanh nghiệp

 

V. Mẫu quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán

 

CÔNG TY TNHH….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

– Căn cứ Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2020.

– Căn cứ theo Luật Kế toán hiện hành.

– Căn cứ vào trách nhiệm, quyền hạn và chức năng của Giám đốc Công ty.

– Căn cứ vào nhu cầu cán bộ điều hành tổ chức Công ty.

 QUYẾT ĐỊNH

(V/v bổ nhiệm người phụ trách kế toán)

 Hà Nội, ngày… tháng … năm…

Điều I:

Bổ nhiệm Ông/ Bà: ……………………………………… 

CMND/CCCD số: ………………………………………. 

Nơi cấp: ……………………………………………………..

Sinh ngày: …. tháng …. năm ….

Ngày cấp: ……………………………           

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………

Giữ chức vụ: Người phụ trách kế toán của Công ty kể từ ngày ký quyết định.

Điều II:

Mức lương được hưởng và các khoản phụ cấp khác theo quy chế Công ty và Hợp đồng lao động.

Điều III: Trách nhiệm và quyền hạn

  1. Quản lý chung mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán.
  2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận kế toán.
  3. Thực hiện việc lập các mẫu tài liệu, giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật.
  4. Quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ của doanh nghiệp.
  5. Lập và trình bày báo cáo tài chính đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
  6. Cung cấp các sổ sách, số liệu cho công tác thanh kiểm tra của cơ quan chức năng.
  7. Kiểm soát quy trình lập các loại tài liệu, sổ sách; quy trình kiểm kê tài sản.
  8. Tính toán giá thành sản phẩm (nếu có).
  9. Các bút toán tính thuế (nếu có).
  10. Đối chiếu công nợ với khách hàng – nhà cung cấp – ngân hàng.
  11. Tính toán tương, bảo hiểm nhân viên…
  12. Tổ chức hoạt động kiểm kê tài sản, tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc quyền lợi của doanh nghiệp.
  13. Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kiểm soát hoạt động tài chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
  14. Trực tiếp đứng ra thực hiện các giao dịch ngân hàng, vay vốn, trả nợ, nộp thuế, kho bạc Nhà nước với các đơn vị liên quan.
  15. Các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của cấp trên.
  16. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Công ty trên cương vị người phụ trách kế toán.

Điều IV:

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các phòng ban liên quan trong Công ty chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

– Cơ quan thuế…

– Lưu VP

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

 

VI. Tải về mẫu Quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán mới nhất tại đây.

Bài viết hữu ích:

Xem thêm giải pháp tối ưu kho và tích hợp tự động hóa để nâng cao hiệu quả công việc trong doanh nghiệp

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 05 2295 9908