Tổng hợp đầy đủ 13 công việc của kế toán kho và các vấn đề cần quan tâm

Tổng hợp đầy đủ các vấn đề mà người làm kế toán kho cần quan tâm. Xem chi tiết 13 công việc, nghiệp vụ kế toán kho thường phải thực hiện.

1. Kế toán hàng tồn kho là gì?

Kế toán kho là người thực hiện công việc tại kho, chịu trách nhiệm kiểm soát tình hình hàng hóa ra vào, kiểm soát hàng tồn, báo cáo cho cấp quản lý về tình trạng hàng hóa trong kho.

Kế toán kho trong doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý và cung ứng hàng hóa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đảm bảo hàng hóa luôn đủ để phục vụ nhu cầu kinh doanh, sản xuất, bán hàng của doanh nghiệp.
  • Cung cấp đủ nguyên phụ liệu cho các bộ phận sản xuất, đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.
  • Giám sát chất lượng công cụ dụng cụ.

2. Công việc phải làm của kế toán kho:

  • Quản lý, kiểm soát, hàng hóa nhập vào, xuất ra, hàng hoàn trả và số lượng tồn kho theo từng mã sản phẩm, theo mã vạch sản phẩm (nếu có).
  • Kiểm tra sắp xếp hàng hóa trong kho gọn gàng, khoa học, phân loại rõ ràng, đúng chủng loại, đúng kích thước, đúng nguồn hàng,…
  • Bảo quản, đảm bảo chất lượng hàng hóa trong kho.
  • Thường xuyên kiểm tra tính hợp lệ các loại hóa đơn chứng từ, giấy tờ, đảm bảo đủ thông tin, chữ ký của người chịu trách nhiệm trước khi xuất/nhập hàng hóa trong kho.
  • Tập hợp hóa đơn, chứng từ đúng quy định trước khi chuyển cho kế toán thanh toán.
  • Tự động nhập thông tin nhập/ xuất kho vào phần mềm. Đảm bảo rằng tất cả các giao dịch hàng tồn kho được ghi lại chính xác trong hệ thống kế toán.
  • Phối hợp với nhân viên mua hàng và sản xuất để đảm bảo duy trì mức tồn kho đầy đủ.
  • Theo dõi mức tồn kho tối thiểu mỗi ngày.
  • Xác minh số lượng hàng tồn kho và ghi lại các điều chỉnh đối với các mặt hàng đã được sử dụng, bị hư hỏng, bị mất, hàng thanh lý, hàng NG.
  • Giữ quỹ tiền mặt tại kho, thu tạm ứng và chi các khoản chi phí phát sinh nhỏ tại kho (nếu có).
  • Lập báo cáo tổng hợp tình hình nhập – xuất – tồn hàng hóa.
  • Kiểm kê tồn kho định kì hàng ngày, tuần, tháng, kiểm tồn phát sinh đột xuất cùng thủ kho và nhân viên kho theo yêu cầu cấp trên.
  • Đối chiếu hàng tồn kho thực tế với sổ ghi chép và báo cáo cuối tháng.

3. Yêu cầu công việc của kế toán kho

Kiến thức kế toán: nắm vững kiến thức chuyên môn và cùng với đó là có kiến thức nền tảng về kế toán từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng: tin học văn phòng là công cụ giúp kế toán có thể giải quyết công việc, sổ sách, hạch toán lượng hàng hóa, doanh thu, công nợ,…nhanh chóng và hiệu quả.

Sử dụng phần mềm kế toán: cùng với tin học văn phòng thì phần mềm kế toán cũng vô cùng quan trọng, nó giúp kế toán giải quyết công việc một cách dễ dàng. Nếu không biết sử dụng các phần mềm này chắc chắn là một thiếu sót lớn đối với ứng viên.

Phân tích dữ liệu (kỹ năng nâng cao): kế toán hàng tồn kho sử dụng phân tích dữ liệu để theo dõi mức hàng tồn kho, doanh số bán hàng và các dữ liệu kinh doanh khác để đảm bảo công ty có lượng hàng tồn kho phù hợp và họ đang kiếm đủ doanh số để chứng minh mức hàng tồn kho hiện tại là hợp lý.

Phối hợp: kế toán hàng tồn kho thường làm việc với một số phòng ban khác nhau để đảm bảo rằng công ty của họ có đủ số lượng hàng tồn kho. Ví dụ: nếu một công ty có quá nhiều hàng tồn kho, kế toán có thể làm việc với bộ phận mua hàng để giảm lượng hàng tồn kho. Tương tự, nếu một công ty không có đủ hàng tồn kho, kế toán có thể làm việc với bộ phận mua hàng để tăng lượng hàng tồn kho.

4. Mức lương và triển vọng với nghề kế toán kho

Mức lương của kế toán hàng tồn kho dựa trên trình độ học vấn và kinh nghiệm của bạn, quy mô của Công ty và tính chất phức tạp, vất vả của công việc.

  • Mức lương trung bình hàng tháng: từ 8 – 15 triệu

Sử dụng công nghệ để cải thiện quản lý hàng tồn kho: việc sử dụng công nghệ để cải thiện quản lý hàng tồn kho đang ngày càng trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp. Điều này là do nó cho phép họ theo dõi và quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn, điều này có thể dẫn đến tiết kiệm chi phí trong thời gian dài. Kế toán kho giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí sẽ có nhiều cơ hội được ghi nhận, thăng tiến trong doanh nghiệp.

5. Các lỗi thường gặp trong công việc kế toán kho

  • Không xác định được mức tồn kho định kỳ của hàng hóa.
  • Không biết cách sắp xếp hàng hóa, vật dụng một cách khoa học.
  • Không kiểm tra hàng hóa trong kho một cách thường xuyên.
  • Không đầu tư thời gian tìm hiểu các tính năng của phần mềm kế toán, trì hoãn việc học tập nâng cao chất lượng nghiệp vụ.

Bài viết hữu ích:

Xem thêm giải pháp tối ưu kho và tích hợp tự động hóa để nâng cao hiệu quả công việc trong doanh nghiệp

 

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 05 2295 9908